Hotline: 0902759010

...

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Bài 17 - Cung/ Quãng là gì, áp dụng vào guitar như thế nào?

BÀI 17 - CUNG QUÃNG LÀ GÌ, ÁP DỤNG VÀO GUITAR NHƯ THẾ NÀO?

Bài 15 - Tôi đã giới thiệu các bạn tên dây đàn ở chế độ dây buông trong guitar, nhưng như vậy thì thật thiếu xót rất lớn khi trên toàn cần đàn có hàng nghìn nốt khác.

và để chơi được bản nhạc thì phải tận dụng và sử dụng hết.

Và để có được sự hiểu biết và áp dụng này thì không thể bỏ qua phần nền tảng âm nhạc để hiểu và áp dụng vào cây guiatar của mình đó là Cung Và Quãng.

Hôm nay nói chủ để này đảm bảo dễ hiểu nhất và tính thực dụng của nó mà không ai nói tại sao lại cần nó.

Hiểu một các đơn giản khi ta nói chuyện và giọng đều đều thì cùng tone và không thấy khác biệt, vậy để tạo điểm nhất có lúc ta nói thiệt trầm, có lúc ta nói cao sắc để nhấn mạnh, gây sự chú ý...

Vậy thì trong âm nhạc giai điệu cũng vậy, như một ngọn sóng lúc mạnh lúc nhẹ, lúc êm dịu, lúc gào thét, lúc dữ dằn, làm sao biếu thị và diễn đạn nó trong guitar.

Đó chính là cao độ nốt nhạc để biểu thị và diễn tả nó, bằng cung quảng và bố trí các nốt nhạc do nhạc sĩ sáng tác.


1. QUÃNG LÀ GÌ?

Trong âm nhạc chỉ có 8 nốt nhạc, vậy mà sáng tác ra tỷ tỷ bài hát, giai điệu tuyệt vời không tưởng

8 nốt nhạc là: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô, nhưng nếu chỉ có dừng như vậy thì sẽ không thể hiện hết

Vậy để trầm hơn thì Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si ---> Cao lên lại tăng tiếp  Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si 

Hoặc giảm đi thì là Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si<---Giảm ngược lại, Vậy là có quảng 8 cao hoặc trầm

Và nếu chỉ có từ nốt này sang nốt khác thì chúng ta được 1 quãng

Ví dụ: Đồ sang Rê là 1, hặc Đồ Sang Mi thì là quãng 3, hoặc Đồ Sang Đố  Thì quãng 8, cứ đếm là được quãng



2. CUNG LÀ GÌ?

Chính là cao độ âm sắc giữa nốt này vối nốt kia: 

Cũng lấy ví dụ 8 nốt trên và nhìn hình minh hoạ thì có cung, 

Tuy nhiên có nốt này gần với nốt kế là 1 cung, và nốt khác lại là nửa cung (1/2 cung)

Mi sang Fa và Si sang Đô là nửa cung, còn lại 1 cung

Tại sao lại lằng nhằng vậy nhỉ, Xin lỗi mình cũng không biết được lịch sử hình thành, nhưng hiểu một cách nôm na rẳng, khi chơi có nốt mình chỉ cần cao hơn chút thì sẽ chơi 1/2 cung, do vậy những nốt khác mà nguyên cung thì sẽ theo hình thức hạ thì giảm (ký hiệu b và Tăng ký hiệu (#), giờ khoan hãy nói về cái này.

3. GUITAR THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Một loạt lý thuyết trên cũng nhằm chúng ta dưa vào cây đàn và hiểu nó để ứng dụng, đó mới là cái chính, bài 15 thì đã nói cho bạn tên dây buông đàn guitar, và dựa vào phần Cung phía trên bạn sẽ biết cách tính toán vào cây đàn guitar của mình.

trên đàn sẽ có các phím đàn, mỗi phím chỉ có nửa cung, còn một cung phải bấm ở hai phím khuông

Hình dưới mô tả 

Và dựa vào cung thì mình sẽ phân tích thử cho bạn và việc tiếp theo bạn tự phân tích các dây tiếp theo, các vị trí tiếp theo, luôn lấy tên dây buông làm gốc và tính


Picture are updating.........



4. TÍNH TOÁN ĐỂ NHỚ VỊ TRÍ NỐT, TÊN DÂY ỨNG DỤNG GÌ?

Cái này mình rành trả lời cuối cùng bạn tò mò muốn biết mà.

+ Biết liên hệ giữa dây trầm và cao, khi bấm ở dây trầm vị trí cao sẽ có tên tương đồng dây cao ở thế tay buông.

+ Thuộc tên nốt ở cần đàn.

+ Biết sự thay đổi âm thanh (khác nhau, cùng nhau) ở các vị trí khác nhau.

+ Thuộc tên nốt thì sẽ diễn tấu bài nhạc ở các vị trí khác nhau ( Như kiểu cùng một bài nhạc, mỗi người chơi một kiểu khác nhau, nhưng giai điệu chính vẫn giống).

+ Nghe và cảm nhận được sự khác nhau, và có mù âm nhạc thì cũng có hiểu sự khác biệt giữa các nốt và mai mốt bạn tự phiêu theo giai điệu bạn thích mà có thể không nhất thuyết cứng nhắc theo sheet nhạc, sách vở quá.

+....

Tóm lại ngày hôm nay chỉ có 3 vấn đề chia sẽ, và việc ứng dụng nó vào sheet nhạc sẽ là bài kế , chứ chả lẻ chỉ nốt nhạc trên cần đàn, biết cung quãng để đó, phải ứng dụng và áp dụng ngay.

Bạn hãy ghi ra giấy sơ đồ cung này, (Quãng thì sau cũng được), Mang đàn ra thử dò xem dây nào tên gì, vị trí bấm trên khuôn nào tên gì, mai mốt chẳng cần nhìn và cũng nhớ. và điều nhớ vị trí trên nốt là cần thiết để bước tới bài tiếp theo tìm hiểu sheet nhạc và phối, chơi gia điệu với đàn, hoặc có thể nghe nhạc và phiêu nốt giai điệu theo.

Thế nhé, chúc bạn tìm hiểu phẩn này đừng quá khó, mà mình nói đâu có khó nhỉ.

Xin chào.

Bui, Minh.

Video BBM chia sẻ tại đây để bạn dễ hiểu hơn: https://www.youtube.com/watch?v=kVSNMHlH_TM



0 nhận xét:

Đăng nhận xét